Chuyện bán hàng đình trệ, quý khách hàng mới ngày càng ít dần. Bạn muốn tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng rộng lớn hơn nữa?
Vậy thì bảo đảm một điều: bạn phải đầu tư vào tiếp thị Online (tiếp thị trực tuyến).
Tiếp thị Online là cách nhanh nhất giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận lượng lớn các quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi vì thời điểm này, quý khách hàng đều tập trung trên internet.
Và chi phí Marketing online không quá đắt đỏ, nếu bạn hiểu rõ cách tối ưu các hình thức Marketing online phù hợp với doanh nghiệp mình.
Ở bài viết bên dưới, tôi sẽ cung cấp cho bạn cục bộ thông tin về chi phí Marketing Online hiệu quả, cũng như cách sự chọn lựa doanh nghiệp Marketing Onine giá trị. Nếu bạn cần trợ giúp để thiết đặt chiến dịch, bạn cũng hoàn toàn có thể liên hệ GTV SEO để được tư vấn giúp đỡ.
Bắt đầu thôi nào!
Chi phí để chạy một chiến dịch Marketing Online là bao nhiêu?
Chúng ta hãy xem xét từng chiến lược marketing online: để xem chi phí dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là bao nhiêu.
1. Search engine optimization (SEO)
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình giúp tăng thứ hạng của trang web của bạn trên bảng kết quả tìm kiếm trên Google/Bing (ở Việt Nam thì dùng Google là chủ yếu, do vậy từ đây tôi sẽ chỉ đề cập đến Google thôi).
Dựa vào các số liệu thống kê: thì 93% trải nghiệm trực tuyến đều sẽ bắt đầu với các công cụ tìm kiếm.
Do vậy đây là: một cách tuyệt vời để bắt đầu tiếp cận hiệu quả đến khách hàng của doanh nghiệp bạn. Đây cũng là một trong những lý do tôi thành lập GTV SEO.
Doanh nghiệp bạn sẽ thu hút traffic (lưu lượng truy cập) có giá trị “chất lượng” hơn vào website của mình: bằng cách đầu tư vào SEO. Chi phí dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dành cho SEO: rơi vào khoảng 20-50 triệu/tháng; tùy vào đơn vị mà doanh nghiệp bạn đồng hành.
Chi phí cho SEO cũng sẽ tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích của bạn. Nếu bạn cần các dịch vụ SEO mở rộng hơn, bạn sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn. Ví dụ như là quảng cáo, gói Backlink, Guest Post chất lượng hay Traffic tăng thêm,..
Tôi cũng đã có trên 5 dự án giúp Khách hàng mình tăng trưởng vượt bậc thông qua SEO, mặc dù trước đó họ đang trên bờ vực phá sản.
2. Pay-per-click (PPC) advertising
Quảng cáo trả tiền cho mỗi lượt click (PPC) là một hình thức quảng cáo trả phí cho phép bạn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Những người mà nhu cầu khá rõ rệt với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhưng quảng cáo trả phí này xuất hiện ở các kết quả tìm kiếm đầu tiên, các vị trí ở trên những URL được tối ưu SEO. Các kết quả này sẽ được gắn thẻ “quảng cáo” hay “Ads” để nhận biết.
Nhưng theo tôi Google họ đang tối ưu để người dùng khó nhìn thấy các thẻ này hơn.
Những quảng cáo này rất tốt để thu hút khách hàng tiềm năng sẵn sàng chuyển đổi. Bởi vì, lượt truy cập PPC có khả năng chuyển đổi thường cao hơn 50% so với các traffic organic search, vậy nên, hãy lựa chọn PPC khi bạn muốn thu hút khách hàng tiềm năng, sẵn sàng mua và cần tìm đúng sản phẩm họ cần.
Vậy, cần chi phí bao nhiêu để chạy một chiến dịch quảng cáo PPC?
Chi phí trung bình để chạy chiến dịch quảng cáo PPC: thường giao động từ vài triệu đến vài trăm triệu mỗi tháng, phụ thuộc vào ngân sách của bạn và số lượng quảng cáo bạn muốn chạy.
3. Content marketing
Content Marketing (Tiếp thị nội dung) là một hướng đi rất tốt để phát triển Doanh Nghiệp. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ hiện tại vẫn chưa tối ưu hóa được sức mạnh mà nó mang đến.
Content Marketing giúp Doanh Nghiệp của bạn thu hút lượng fan rất tốt. Khi bạn sử dụng content marketing; bạn cung cấp cho những người theo dõi của mình những thông tin có giá trị. Đó là thông tin họ đang tìm kiếm trên Internet.
Với content marketing bạn không chỉ cung cấp giá trị cho khách hàng. Mà còn chứng minh với họ rằng Doanh Nghiệp của bạn có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực. Nó lôi kéo nhiều người lựa chọn Doanh Nghiệp của bạn hơn đối thủ vì: bạn đã cung cấp cho họ thông tin hữu ích.
Chi phí cho content marketing cũng tương đối thấp. Doanh Nghiệp bạn có thể chi trả khoảng 5-20 triệu cho chiến dịch content marketing.
Chi phí này còn phụ thuộc vào số lượng, loại content mà chiến lược của bạn đề ra. Bạn có thể tạo blog, video, infographics , ebook, webinar,….Nếu những loại content này dùng càng nhiều chi phí càng cao.
4. Social media marketing
Social media marketing: là một cách tuyệt vời để kết nối với khách hàng. Có rất nhiều nền tảng truyền thông xã hội bạn có thể sử dụng. Phổ biến có thể kể đến Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest và LinkedIn. Tất cả các nền tảng này cho phép bạn tiếp thị trực tiếp hiệu quả đến đối tượng của mình.
Sử dụng Social Media để marketing thì bạn sẽ có 2 lựa chọn là trả phí và organic. Bạn có thể thu hút fan thông qua các bài đăng, quảng cáo trên fanpage/phân phối quảng cáo đến khách hàng tiềm năng. Một cách khá hữu hiệu cho Doanh Nghiệp muốn tăng lượng người theo dõi và mua hàng.
Tùy vào loại hình kinh doanh/mục đích của Doanh Nghiệp khi làm Social media marketing thì chi phí khoảng 5 triệu đến vài chục triệu
Mức phí thay đổi do số lượng bài đăng và quảng cáo của bạn cho chiến dịch. Social có thể là kênh bán hàng không?
Đây cũng là: yếu tố đẩy chi phí quảng cáo dành cho chiến dịch này tăng lên.
5. Email marketing
Email marketing là một trong những phương pháp digital marketing được tôi đánh giá cao nhất. GTV SEO đã triển khai Email marketing và nó cho Return on Investment (ROI) lên đến 500%. Bạn không đọc nhầm đâu. Thống kê của Campaign Monitor còn cung cấp số liệu ROI của chiến dịch này là 4400% đấy.
Ngoài số liệu khủng kia, sử dụng Email Marketing còn giúp Doanh Nghiệp kết nối trực tiếp đến khách hàng; quảng cáo thương hiệu; tối ưu chi phí maketing online.
Phương pháp này có chi phí: từ vài trăm cho đến vài chục triệu.
Chi phí còn tùy thuộc vào các hạng mục khác như thiết kế email; gửi số lượng lớn; xây dựng hành trình khách hàng,.. Nói chung đây là giải pháp đã và đang là xu hướng digital marketing tuyệt vời.
Nhưng theo tôi, nếu muốn đạt được ROI ở mức “khủng” như trên thì bạn cần xây dựng một chiến lược marketing tổng thể; để chuyển đổi từ Traffic đến Khách hàng. Email Marketing chính là cầu nối của giai đoạn Leads – Customer.
Định mức chi phí chiến lược Marketing Online bao nhiêu thì hợp lý?
Các bạn có thể thấy ở phần trên. Mức chi phí tiếp thị trực tuyến giao động khá nhiều. Thật khó khăn! Để xác định mức chi phí nào phù hợp cho ngân sách marketing online Doanh Nghiệp là bao nhiêu.
Nếu bạn chi quá ít cho chiến lược marketing online, ROI sẽ bị ảnh hưởng: vì bạn không bỏ đủ ngân sách để có được lợi nhuận tốt nhất. Khi bạn chi tiêu quá nhiều, bạn sẽ làm lãng phí ngân sách và không nhận được ROI phù hợp. Điều này khiến bạn băn khoăn; không biết bạn cần chi tiêu như thế nào cho marketing online để có được sự cân bằng và ROI tốt nhất.
Tôi thì sẽ khuyên bạn nên đầu tư 15-20% nguồn lực của Doanh Nghiệp vào Marketing online.
Tuy nhiên, ngân sách có thể phụ thuộc vào các yếu tố nội bộ của Doanh Nghiệp như: bạn đang bán gì; đối thủ cạnh tranh; tìm kiếm khách hàng dễ hay khó, thương hiệu,… và hơn thế nữa.
Chi phí tiếp thị trực tuyến của bạn: cũng phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến Agency.
1. Kinh nghiệm của agency
Mỗi Agency sẽ có mức độ kinh nghiệm khác nhau. Số năm kinh nghiệm của các Agency sẽ ảnh hưởng đến chi phí mà bạn cần phải chi trả. Một Agency có 3-5 năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ tốt hơn những Agency mới thành lập năm ngoái.
Các Agency có nhiều kinh nghiệm sẽ tính phí nhiều hơn một chút. Kinh nghiệm của họ sẽ được thể hiện trong việc planning và vận hành một chiến dịch marketing online.
Nói chung, một công ty có kinh nghiệm hơn sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp bạn. Họ đã thể hiện kiến thức, khả năng đạt được mục tiêu của bạn và giúp doanh nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, một số khía cạnh khác thì không hẳn áp dụng được câu “gừng càng già càng cay” đâu nhé.
Tại sao chi phí lại tăng thêm à? Với tôi nó dành cho giá trị tăng thêm cho chiến dịch của bạn. Một Agency có nhiều năm kinh nghiệm sẽ biết cách kiểm soát ROI tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn. Có thể, chỉ cần chi thêm 10 triệu để thuê một Digital Agency có kinh nghiệm, nhưng bạn sẽ thấy chỉ số ROI tuyệt vời cho doanh nghiệp.
2. Mức độ phức tạp của chiến lược
Một số doanh nghiệp chỉ cần một chiến lược marketing đơn giản. Tuy nhiên, những doanh nghiệp khác cần một cái gì đó phức tạp hơn. Khi bạn đang cân nhắc các Digital Agency khác nhau, bạn cũng cần đánh giá sự phức tạp của chiến lược doanh nghiệp triển khai.
Nếu chiến lược của bạn cần một nguồn lực đáng kể để thực hiện chiến dịch, điều này sẽ dẫn đến chi phí tăng thêm. Agency mà bạn chọn sẽ cần tăng thời gian; nguồn lực bên phía họ để triển khai chiến dịch của bạn hoàn thành tốt đẹp.
Điều này hiểu đơn giản là bạn trả nhiều tiền hơn để nhận rất nhiều tiền hơn. Đây cũng là vấn đề mà tôi muốn bạn lưu ý khi chọn các Digital Agency thực hiện chiến lược.
3. Dịch vụ cung cấp
Các loại hình dịch vụ cũng ảnh hưởng đến chi phí tiếp thị trực tuyến. Các Agency họ sẽ có có mức giá khác nhau cho từng dịch vụ.
Một vài chiến dịch sẽ không tuân theo một mức giá nhất định nào đó.
Ví dụ: GTV SEO sẽ không tính mức phí nào cho task công việc Audit tổng thể website khi ký kết dịch vụ SEO. Tuy nhiên một số Agency khác họ sẽ tính vào.
Đối với những phương pháp khác, chi phí dịch vụ sẽ thay đổi dựa trên mức độ của chiến dịch, thời gian triển khai, và tài nguyên bạn cần để chạy chiến dịch đó.
Cách chọn doanh nghiệp Marketing Online
Khi bạn tìm kiếm các Digital Agency tốt nhất, bạn sẽ thấy bạn có rất rất nhiều lựa chọn. Vậy cách nào, để bạn chọn ra được Agency “tâm đầu ý hợp” và đưa doanh nghiệp bạn đến thành công?
Theo nghiên cứu và trao đổi với hơn 50 khách hàng của tôi. Dưới đây là 4 cách để tìm đúng Agency cho Doanh Nghiệp của bạn:
1. Xem báo giá
Đầu tiên, hãy nhìn vào bảng báo giá của họ. Điều này giúp bạn xác định liệu chi phí cho Agency có nằm trong khả năng ngân sách của Doanh Nghiệp của mình hay không trước khi tiến xa hơn. Nếu không, hãy cân nhắc họ sau dựa trên các yếu tố khác.
Như tôi đã nói bên trên. Chẳng có một mức chi phí nào cụ thể cho Marketing Online cả. Bạn phải nghiên cứu các Agency khác nhau: để xem họ tính phí bao nhiêu cho các dịch vụ bạn cần.
Đây có thể là một thách thức khó khăn: vì nhiều công ty không công khai bảng báo giá của họ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy họ có thể sẽ phù hợp. Đừng ngần ngại nhờ họ gửi báo giá cũng như Portfolio.
Nhưng theo tôi: bạn sẽ muốn hợp tác với các Agency công khai bảng báo giá cho tất cả các dịch vụ mà họ cung cấp.
Đơn giản là: họ đánh giá cao sự trung thực với khách hàng, bạn cũng không đắn đo và suy nghĩ về các phụ phí hay chi phí ẩn nào đó. Các Agency này họ cũng muốn bạn biết được những gì bạn nhận được trong các dịch vụ họ cung cấp.
2. Nhìn vào kinh nghiệm triển khai
Khi bạn nhìn vào các Digital Agency khác nhau, hãy dành thời gian để kiểm tra qua Portfolio của họ. Portfolio là một cách đơn giản để bạn biết được kinh nghiệm của Agency đó.
Đầu tiên, hãy xem họ có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn không. Nếu một Digital Agency có kinh nghiệm trong lĩnh vực, họ sẽ biết cách tạo một chiến dịch phù hợp với Doanh Nghiệp của bạn.
Nhưng bạn cũng có thể thấy họ không có kinh nghiệm gì với ngành của bạn. Điều đó không có nghĩa là họ không phù hợp với bạn. Hãy thử kiểm tra, đánh giá xem có sự đang dạng ngành nghề trong các project cũ của họ không.
Nếu có thì “Oh đây có thể là Agency với các nhân tố có thực lực đấy”. Sự đa dạng: là một dấu hiệu tuyệt vời về sự sẵn sàng làm việc với khách hàng của mọi Doanh Nghiệp!
3. Gặp gỡ đội ngũ
Một khía cạnh quan trọng khác khi nghiên cứu một Agency là team của họ. Tôi nghĩ một tổ chức thành công sẽ 70% đến từ đội nhóm của họ; vì vậy hãy tìm hiểu về nhân viên của các Agency này – những người sẽ trực tiếp “chiến đấu” cùng bạn xuyên suốt chiến dịch.
Bạn có thể tìm hiểu thông qua những cuộc nói chuyện hoặc thông tin trên Linkedin. Tôi chắc rằng với marketing online bạn sẽ có nhiều thứ cần trao đổi và giao tiếp với họ đấy. Vì vậy điều quan trọng ở đây mà tôi muốn nói: là hãy chọn một team dễ dàng trao đổi và hòa đồng. Nhưng đa số mọi người sẽ chọn đội nhóm có kỹ năng và chuyên nghiệp
4. Đánh giá khả năng giao tiếp
Giao tiếp là chìa khóa để thành công. Khi bạn đang tìm kiếm option phù hợp, hãy tìm một Agency giao tiếp tốt với khách hàng của họ. Nếu bạn đã chuyển khoản vào ngân hàng của họ: hãy nhận được những file report rõ ràng và được giải trình từng chi tiết.
Các Agency chuyên nghiệp sẽ cung cấp cho bạn nhiều cách thức để liên hệ với họ. Và bạn cũng sẽ biết ai là người sẽ nhận những feedback của bạn, phản hồi bạn như thế nào. Những đơn vị có nhiều kinh nghiệm: họ sẽ có các tài khoản đại diện (Email, Skype, Zalo,..) để bạn có thể liên hệ trực tiếp khi có vấn đề cấp thiết.
Sự giao tiếp cũng sẽ giải quyết các thắc mắc và phản hồi ý kiến đóng góp của bạn. Lúc này việc triển khai dự án cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ có sự support từ hai phía.
Tôi cũng đã áp dụng các phần mềm để gửi report tự động vào Email khách hàng. Và có được team Account luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7. Tôi tin rằng đây có thể là yếu tố giúp GTV phát triển; và đạt được các cột mốc quan trọng nhanh đến vậy.
Theo Gtvseo