Mức độ cạnh tranh càng cao thì doanh nghiệp càng khó phát triển. Khi tham gia vào thị trường kinh doanh, bạn nên đặt ra tiêu chuẩn cao nếu không thì rất khó cạnh tranh với đối thủ. Một chiến lược cạnh tranh toàn diện chính là yếu tố để doanh nghiệp có thể tồn tại bền vững trên thị trường. Xem chi tiết ngay bên dưới nhé!!!
Mục lục bài viết
Chiến lược cạnh tranh là gì?
Chiến lược cạnh tranh là một kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn của một doanh nghiệp, với mục tiêu đạt được lợi thế so với các đối thủ. Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức trong ngành, sau đó so sánh với tình hình của mình. Việc hiểu rõ các nguyên tắc cốt lõi của khái niệm này quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh trong quá trình hành động.
Giữ vững lợi thế cạnh tranh so với đối thủ là đảm bảo thu được nhiều lợi nhuận hơn trong dài hạn. Chiến lược cạnh tranh của một công ty trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể được đánh giá dựa trên hai yếu tố chính: tạo ra lợi thế cạnh tranh và bảo vệ lợi thế đó.
4 Loại chiến lược cạnh tranh phổ biến
Chiến lược dẫn đầu về chi phí: Trong chiến lược dẫn đầu về chi phí, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ với giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Việc này đòi hỏi kiểm soát chi phí trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ nguyên liệu đến sản xuất và tự động hóa các hoạt động. Lợi thế cạnh tranh chủ yếu là giá thấp nhất.
Ví dụ: Công ty cho thuê váy cưới có thể chọn chiến lược này bằng cách thuê và giữ giá thành thấp hơn để tạo lợi thế cạnh tranh.
Chiến lược dẫn đầu về sự khác biệt: Trong chiến lược này, doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh bằng sản phẩm/dịch vụ khác biệt, có thể bao gồm các tính năng bổ sung, chất lượng cao hoặc các chức năng độc đáo. Công ty thường áp dụng chiến lược này để định giá sản phẩm/dịch vụ cao hơn và tối ưu hóa lợi nhuận.
Ví dụ: Starbucks tạo ra không gian và thương hiệu độc đáo để thu hút khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho cà phê.
Chiến lược tập trung chi phí: Trong chiến lược này, doanh nghiệp chỉ tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể. Bằng cách này, họ có thể quảng bá với chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, chủ yếu nhắm mục tiêu vào các thị trường có nhu cầu đặc biệt.
Ví dụ: Một nhà cung cấp dịch vụ Công nghệ thông tin có thể tập trung vào thị trường như Ấn Độ, nơi có nhu cầu đặc biệt trong ngành.
Chiến lược tập trung khác biệt hóa: Chiến lược này đặt mục tiêu vào sự khác biệt và cung cấp sản phẩm chuyên biệt cho một phân khúc thị trường cụ thể. Các công ty này chỉ phục vụ một số lượng khách hàng nhất định, nhưng nổi bật trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Ví dụ: Các khách sạn chỉ dành cho người lớn là một ví dụ cho chiến lược này, tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định.
Xem thêm: Chiến Lược Mở Rộng Thương Hiệu (Brand Extension) Là Gì? Ví dụ cụ thể.
Vai trò của chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh đóng vai trò quan trọng bởi vì nó có ảnh hưởng đến các chiến lược tổng thể của một doanh nghiệp. Nếu thiếu chiến lược cạnh tranh, doanh nghiệp có thể khó khăn trong việc tìm ra lợi thế độc đáo so với đối thủ.
Chiến lược cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và phát triển ý tưởng mới cho các sản phẩm/dịch vụ mà công ty có thể cung cấp. Một vài ưu điểm như:
Khám Phá Cơ Hội Mới
Qua quá trình phân tích và nghiên cứu, doanh nghiệp có thể tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức trong sản phẩm/dịch vụ của mình so với đối thủ. Từ đó, có thể sử dụng chúng để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Tăng Trưởng Doanh Số
Nếu chiến lược cạnh tranh được triển khai một cách hiệu quả, điều này sẽ mang lại tăng trưởng về doanh số và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Giữ Vững Thị Phần
Với chiến lược cạnh tranh, doanh nghiệp có thể liên tục tạo ra sản phẩm/dịch vụ chất lượng, đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp duy trì vững thị phần trên thị trường, xây dựng vị thế mạnh mẽ và hạn chế sự thâm nhập từ đối thủ cạnh tranh.
Tạm kết
Bài viết trên, mình đã giới thiệu đến bạn Vai trò của chiến lược cạnh tranh. Với những thông tin trên, mong rằng bạn sẽ hiểu được và đưa ra những chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi.