Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới là một phần quan trọng và không thể thiếu đối với cả cá nhân lẫn doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Thống kê từ các chuyên gia cho thấy mỗi năm có hơn 20.000 sản phẩm mới được giới thiệu trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% trong số đó đạt được thành công. Xem ngay bài viết dưới đây để xây dựng chiến lược hiệu quả.
Các bước xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm mới
Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới là xác định thị trường mục tiêu một cách cụ thể và rõ ràng. Việc phân đoạn thị trường là một bước quan trọng bởi vì không phải sản phẩm nào cũng có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách hàng. Thông qua việc phân tích nhân khẩu học, doanh nghiệp sẽ có khả năng xác định tâm lý, tính cách và hành vi mua sắm của khách hàng.
Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Phân tích SWOT cho phép doanh nghiệp định vị chính mình trên thị trường và cung cấp cái nhìn sâu hơn về cách mà đối thủ cạnh tranh đang thực hiện chiến lược tiếp thị sản phẩm.
Khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích kỹ thuật các tài liệu liên quan đến tiếp thị của họ, bao gồm nội dung, hình thức quảng cáo, và chiến lược tiếp thị.
Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm mới có hiệu quả hơn và cạnh tranh trên thị trường.
Bước 3: Đặt mục tiêu cho sản phẩm
Khi tiến hành chiến lược marketing sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu cụ thể về thị phần và doanh thu mà họ muốn đạt được trong vòng vài năm tới. Việc đặt ra mục tiêu này cần được xây dựng một cách cân nhắc, bao gồm tính khả thi và khả năng thực hiện để đảm bảo rằng quá trình triển khai chiến lược tiếp thị cho sản phẩm mới diễn ra một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bước 4: Chọn kênh truyền thông
Sau khi xây dựng một kế hoạch triển khai và đặt ra các mục tiêu cụ thể, bước tiếp theo là lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp để quảng bá sản phẩm đến khách hàng tiềm năng.
Dựa trên việc phân tích thị trường và hiểu rõ khách hàng, doanh nghiệp sẽ xác định được nhóm khách hàng và nơi họ thường tìm kiếm thông tin sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn các kênh truyền thông thích hợp nhất cho chiến lược tiếp thị sản phẩm mới của họ.
Bước 5: Thiết lập ngân sách Marketing
Đối với mỗi chiến lược marketing, doanh nghiệp cần xây dựng một ngân sách thích hợp để đảm bảo tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực và tiết kiệm ngân sách mà vẫn đảm bảo hiệu suất và giá trị cao cho tổ chức.
Bước 6: Triển khai chiến lược và theo dõi
Khi triển khai chiến lược tiếp thị cho sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xác định các chỉ tiêu để đo lường kết quả của mỗi giai đoạn để có cái nhìn rõ ràng về hiệu suất công việc và giá trị đem lại cho doanh nghiệp. Một số hoạt động quan trọng trong giai đoạn này gồm:
- Thu thập phản hồi và ý kiến của khách hàng.
- Đánh giá và so sánh các mục tiêu KPI với các kết quả thực tế.
- Đo lường hiệu suất của chiến lược tiếp thị và đưa ra các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả.
Chiến lược marketing cho sản phẩm mới nổi bật
Xây dựng chương trình khuyến mãi
Một trong những cách giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh về giá của sản phẩm so với các đối thủ trong cùng ngành mà không cần giảm giá sản phẩm là thông qua việc xây dựng các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm mới. Dưới đây là một số ví dụ về các chương trình khuyến mãi mà doanh nghiệp có thể áp dụng:
- Chương trình “Đổi cũ lấy mới”
- Tặng phiếu hoặc mã giảm giá cho lần mua tiếp theo
- Chương trình lắp ráp miễn phí tại nhà
- Chương trình bảo hành với cam kết hoàn tiền
- Miễn phí dịch vụ hoặc sản phẩm đi kèm
Chiến lược Marketing tập trung vào giá trị của sản phẩm
Thay vì chỉ tập trung vào chiến lược giá mà có thể mang lại nhiều rủi ro, doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược tiếp thị dựa trên các tính năng nổi bật của sản phẩm. Điều này sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn cho người dùng và nhấn mạnh các tính năng đi kèm với sản phẩm chính.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể triển khai thiết kế các mẫu bao bì ấn tượng, đẹp mắt cùng với các hướng dẫn sử dụng dễ hiểu và chi tiết. Ngoài ra, cung cấp các chính sách về bảo hành và trung tâm bảo dưỡng ở những địa điểm mà khách hàng có thể ghé mỗi khi cần thiết.
Chiến lược Marketing giá thấp
Để chiếm được một phần lớn thị trường khi tung ra sản phẩm mới, hầu hết các doanh nghiệp thường lựa chọn chiến lược marketing với giá thấp để cạnh tranh với các đối thủ trong cùng phân khúc hoặc lĩnh vực. Chiến lược này có thể đạt được hiệu quả cao trong trường hợp sản phẩm của đối thủ chưa thực sự thắng được lòng trung thành của khách hàng. Trong trường hợp này, việc tung ra một sản phẩm có tính năng tương tự nhưng với giá thấp hơn có thể giúp doanh nghiệp đạt ưu thế cạnh tranh và có cơ hội chiếm lĩnh thị trường.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải cân nhắc khi thực hiện chiến lược giảm giá. Bởi khi chúng ta triển khai chiến lược này, các đối thủ cạnh tranh cũng có thể phản ứng bằng cách giảm giá sản phẩm của họ và tăng cường khuyến mãi.
Xây dựng chiến lược phân phối cho sản phẩm mới
Để thành công với một sản phẩm mới, việc xác định các kênh phân phối hiệu quả là một phần quan trọng của chiến lược Marketing. Không chỉ cần phải tạo ra một sản phẩm tốt, mà còn phải đảm bảo rằng sản phẩm đó đến gần với khách hàng.
Các kênh phân phối phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng bao gồm:
- Kênh truyền thống: Thông qua cửa hàng tạp hóa, chợ, quầy bán lưu động. Đối với sản phẩm mới, đôi khi việc sử dụng kênh này có thể giúp nhanh chóng tiếp cận các đối tượng khách hàng truyền thống.
- Kênh online: Sử dụng các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và website để tiếp cận khách hàng trực tuyến. Đây là một kênh mạnh mẽ để tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng.
- Kênh bán hàng hiện đại: Bao gồm các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, quầy bán hàng tại sân bay, trung tâm thương mại, nơi mà khách hàng thường đến hàng ngày.
Tạm kết
Và bài viết trên mình hướng dẫn bạn cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích. Hãy áp dụng vào chiến lược marketing của mình nhé. Chúc bạn thành công!!!