Rất nhiều anh chị chủ doanh nghiệp nhỏ vẫn lúng túng trong hoạt động Marketing, vì vậy Vân viết nội dung ngắn này chia sẻ 1 cách đơn giản nhất các khái niệm.
Mục lục bài viết
1. MARKETING LÀ GÌ?
Từ Marketing xuất phát từ chữ MARKET + ING tức nghĩa gốc là “LÀM THỊ TRƯỜNG”. Đuôi Verb+ing trong tiếng anh nghĩa là “đang xảy ra, hành động tiếp diễn”.
Vì vậy “Làm thị trường” không phải là Xây 1 cái chợ là hoàn thành, mà là cả 1 quá trình diễn ra liên tục từ việc Xây chợ ở khu vực nào, chọn lựa sản phẩm sẽ bày bán trong chợ (để đáp ứng các nhu cầu của dân chúng xung quanh sẽ đến chợ mua hàng), giá cả sẽ bán và giới thiệu về cái chợ cho mọi người.
Vậy chúng ta sẽ thấy nếu xây chợ ở chỗ giao thông không thuận lợi với xây chợ ở nơi khu vực đông dân cư sẽ khác nhau như thế nào. Nếu xây chợ ở nông thôn, sản phẩm bày bán, giá cả.. sẽ khác với “trung tâm thương mại” ở thành phố lớn ra sao.
Tóm lại, Marketing là quá trình tổng hoà mọi hành động hiệu quả để đưa sản phẩm tới được khách hàng. Vì thế 1 chị bán nước chè đon đả mời chào khách ăn kẹo lạc, hút thuốc kèm chén trà cũng là “làm marketing”. Một ông chủ giới thiệu khéo kéo sản phẩm cho bạn bè FB cũng là “làm marketing” mà một người đi tìm địa điểm mở cửa hàng, nghiên cứu xem các đối thủ khác đang bán hàng bằng cách nào, cũng là làm marketing.
2. HIỆN NAY DOANH NGHIỆP SMEs NÊN TẬP TRUNG LÀM GÌ ĐỂ MARKETING HIỆU QUẢ?
**LÀM CHỢ –> Xây dựng 1 cộng đồng những người quan tâm tới sản phẩm của mình (VD bán thịt lợn thì lập cộng đồng thịt lợn sạch, giới thiệu toàn bộ những thông tin về sp lợn sạch, quy trình nuôi lợn sạch, các giống lợn sạch… Lưu ý hình ảnh đẹp chứ đừng đưa hình ảnh xấu lên sẽ kém hiệu quả).
** TÌM HIỂU XEM KHÁCH HÀNG CỦA MÌNH CẦN GÌ NHẤT –> BÁN CHO HỌ CÁI GÌ HỌ CẦN, ĐỪNG CHỈ CHĂM CHĂM BÁN CÁI MÌNH CÓ.
Muốn tìm hiểu dễ nhất: lân la hỏi họ. Hỏi nhiều vào và chủ DN SMEs nên tự làm việc này.
** ĐEM LẠI GIÁ TRỊ VÀ LỢI ÍCH CHO CỘNG ĐỒNG MÀ MÌNH ĐÃ XÂY
(Tạo ra lợi ích cho cái chợ của mình)
Câu hỏi luôn cần thường trực trong đầu chủ DN phải là “Làm thế nào để khách hàng của mình SƯỚNG”?
Muốn biết “làm thế nào để khách của mình Sướng” có thể học khoá học Chiến lược tăng tốc Kinh doanh do Thanhs tổ chức. Khoá Online đang có học phí bằng 40% khoá VIP và chỉ có ở mùa Covid. (Link đăng ký: https://bom.to/aNAzOTQ
)
3. KỸ THUẬT TRUYỀN THÔNG NÀO ĐANG CHO HIỆU QUẢ CAO?
** Chia sẻ của khách hàng. Khuyến khích khách hàng của mình chia sẻ thông tin về mình bằng cách cho họ thêm lợi ích.
** Chia sẻ của người có uy tín: tặng cho những người có uy tín và có nhiều người follow, hay post FB sản phẩm của bạn (chọn sp phù hợp nhé đừng tặng sp họ k biết dùng kiểu gì) và nhờ họ cho review.
** Video ngắn. Tictok là kênh video vô cùng dễ làm và hiệu quả cao để thu hút khách. Nên kết hợp giữa video ngắn quay bằng điện thoại với video funny kiểu Tictok.
** Tặng quà miễn phí để lấy thông tin khách hàng. Chiêu này vĩnh viễn không bao giờ hết hiệu quả.
** Chăm sóc khách hàng VIP (khách nhiều tiền, mua nhiều hàng) thật kỹ vào.
4. CONTENT / UI / UX / CX … LÀ CÁI GÌ VÀ CÁI GÌ ĐANG LÀ “VUA’?
#CONTENT: Đoạn bài viết bạn đang đọc ở đây, thường được gọi là “content” (Nội dung). Tuy nhiên, một kế hoạch nội dung đúng nghĩa, sẽ cần có nhiều thứ hơn thế.
VD Bạn muốn bán Đông Trùng Hạ Thảo, bạn không thể ngay lập tức viết bài hoặc quay video để giới thiệu về sản phẩm; mà bạn cần tư duy như 1 khách hàng. Nếu bạn là người mua thì bạn sẽ quan tâm tới những gì? VD: ĐÔng trùng Hạ Thảo là cái gì vậy? Dùng có lợi ích gì? Xuất xứ ở đâu? Vì sao lại quý hiếm? Thường thì ai mới có cơ hội được dùng? Những ai đã dùng và hiệu quả ra sao?
Việc chuẩn bị tư liệu trả lời các câu hỏi trên và việc gạch ra các câu hỏi, viết thành câu trả lời hoặc quay video giới thiệu … tất cả được gọi là “chiến lược nội dung’.
Nói đến đây chắc bạn cũng hiểu việc có 1 Chiến lược nội dung thì quan trọng thế nào.
#UI vs #UX (Tiếng anh viết tắt của 2 từ Giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng). Từ khi có Internet thì 2 khái niệm này mới xuất hiện.
Nói 1 cách dễ hình dung: VD như khi muốn bán 1 món đồ ăn nào đó trong số rất nhiều món đồ ăn, ta thường để món đồ ăn đó ở vị trí “bắt mắt” nhất trên sạp hàng.
Tương tự, nếu ở 1 cửa hàng được thiết kế thuận tiện, thì chỗ thu ngân luôn luôn ở gần cửa ra vào, khu vực vệ sinh luôn ở phía sau, bàn ghế nếu dành để ăn món đường phố, thì có thể nhỏ gọn, ghế nhựa dễ sắp xếp, cất dọn, nhưng nếu để ăn các món nhiều năng lượng (như đồ nướng, pizza…) sẽ thường là dạng sofa cứng (để người ăn có thể thoải mái nhất, ăn nhiều nhất)… Cửa hàng hướng đến Khách nước ngoài sẽ phải có bàn ghế cao to hơn, không gian ngồi rộng hơn
Những đúc kết và sắp xếp như vậy nếu trên WEB thì sẽ là: mắt người đọc sẽ thường đọc thoải mái với màu sắc nào?, đọc từ trên xuống dưới hay từ trái qua phải? Đọc font chữ nào đỡ mỏi mắt? Mục sản phẩm nên để ở vị trí nào trên web thì người đọc sẽ Click nhiều hơn?…
Những thứ vừa nói trên, gọi là Trải nghiệm người dùng (UX) còn nếu giả định chúng ta chỉ “thiết kế mặt bằng quán ăn với các công năng sử dụng” hoặc thiết kế website có đầy đủ thông tin giới thiệu thương hiệu, sản phẩm,… thì gọi là “giao diện người dùng” (UI).
#CX (Trải nghiệm khách hàng) hiện đang là 1 khái niệm rất “hot” và ai cũng thích.
Lại vẫn là câu chuyện bán Đông Trùng Hạ Thảo, nếu giả định bạn là 1 người có thu nhập khá, quan tâm đến vấn đề sức khoẻ, có bệnh về phổi hoặc hay bị viêm đường hô hấp, hoặc có nguy cơ cao bị ung bướu, … thì bạn là 1 khách hàng mục tiêu của sản phẩm Đông trùng hạ thảo (nói chung).
Trong hiểu biết bản thân, có thể bạn chưa bao giờ biết đến ĐÔng Trùng, vậy để bạn biết, sẽ có thể phải bắt đầu từ 1 câu chuyện người quen kể, người thân sử dụng, hoặc 1 người nổi tiếng nào đó (mà bạn yêu thích) chia sẻ. Hoặc cũng có thể đơn giản là đợi máy bay delay lâu quá, chả có việc gì đâm ra ngồi nhìn thấy biển quảng cáo ở sân bay hoặc cửa hàng miễn thuế trưng bày.
Ngươc lại, nếu bạn đã biết rõ về Đông Trùng Hạ Thảo, nhưng bạn vẫn thấy không có gì liên quan đến mình. Một ngày bị ốm, bác sĩ của bạn bảo nên dùng thêm Đông trùng vì rất tốt. Về nhà lại thấy có QC trên FB khi lướt web. Hoặc người thân bị ốm và bạn nhìn thấy QC lợi ích của Đông Trùng phù hợp với tình hình bệnh của bản thân và/ hoặc người nhà. Hoặc đơn giản hơn, bạn được ai đó biếu 1 hộp chế phẩm từ Đông Trùng.
Và rồi bạn bắt đầu thấy Đông Trùng ở mọi nơi. Biển QC, CQ trên FB, cửa hàng bày bán, bạn bè giới thiệu… Một khi bạn để ý đến cái gì, cái đó có vẻ như “rơi từ trên trời xuống” xung quanh bạn. (Bản chất là do quy luật nhận thức, nó vốn có sẵn ở đó cho đến khi bạn để ý đến nó).
Câu chuyện cứ thế tiếp tục, rồi một ngày đẹp trời bạn sẽ inbox cho người bán hoặc hỏi người thân, bạn bè đã sử dụng sản phẩm … để tìm hiểu thêm và quyết định dùng thử. Sau dùng thử nếu thấy có hiệu quả, hoặc “cảm giác có hiệu quả”, người bán lại rất ưng ý bạn, và bạn sẽ trở thành 1 khách hàng trung thành với sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo.
… đoạn văn này đang mô tả “Hành trình trải nghiệm” của 1 khách hàng. Bạn hãy thử mô tả hành trình 1 vài khách hàng điển hình của bạn xem sao?
Vậy là, nếu ta biết rõ “hành trình trải nghiệm” của 1 nhóm khách hàng từ chưa biết đến BIẾT, rồi HIỂU, TIN, YÊU, TRUNG THÀNH, ta có thể hình dung ra cách mà họ có thể “nhìn thấy” và “thử” sản phẩm của ta. Ta cũng sẽ có thể xây dựng 1 Kế hoạch phát triển nội dung để “bao vây” khách hàng.
Và việc tiếp theo, sau khi đã có kế hoạch nội dung, là triển khai hoạt động truyền thông kế hoạch đã xây… Và chờ tiền tinh tinh trong tài khoản.
Như vậy, Content hay CX là “VUA’? Chả có ai là Vua cả vì mỗi thứ chiếm 1 vị trí và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau. Để chiếm được “trái tim” khách hàng, cần cả CX, UI, UX, COntent, và nhiều hơn thế nữa.
Theo FB Đặng Thanh Vân