Bài 1: Marketing 0 đồng không có nghĩa là không tốn tiền?
Đôi lúc từ Marketing Zero Cost nó chỉ đúng với cái tên, vì trong quá trình làm, triển khai hay xây dựng nền tảng thì chi phí đầu tiên chúng ta đã phải bỏ ra rất nhiều đó là:
⁃ Tâm trí
⁃ Nguồn lực
⁃ Thời gian của mình
Không những thế, marketing 0 đồng đôi khi kết hợp với quảng cáo, các kênh đầu tư có phí lại vô cùng hiệu quả.
Ví dụ: Mình có một cộng đồng 100.000 thành viên đã xây dựng trước đó. Khách hàng, user đã nhận diện mình & biết mình là ai. Sau đó mình đẩy chiến dịch Ads cho Fanpage tiếp cận đến tất cả thành viên tại cộng đồng để quảng bá một giải pháp.
Điều này giúp mình tăng tỉ lệ chuyển đổi, thu được leads khách hàng, tăng nhận diện, …
Hơn nữa, có rất nhiều cách thức để kết hợp giữa MKT 0 đồng và các kênh khác. (nếu post này nhiều anh/em quan tâm, mình sẽ chia sẻ nhiều case study hơn)
Bài 2: Hướng đến việc tử tế & chân thành
Trong một lần gần nhất, sau khi xem video chia sẻ về quản trị nhân sự của Thế Giới Di Động, ông Nguyễn Đức Tài có nói đến yếu tố để bền vững & thành công đó là “sự tử tế”.
Trong kinh doanh hay làm marketing, bán hàng củng vậy. Nếu ta có đủ sự tử tế, khách hàng sẽ luôn ủng hộ & đứng về phía chúng ta.
Có một người đã từng nói, chúng ta cho người khác điều gì thì sẽ nhận lại điều tương tự như thế.
Mình kinh doanh từ cái tâm, xuất phát điểm có thể nhỏ lẻ, cá nhân. Nhưng chỉ cần với tâm thế làm chuẩn mọi thứ, quy trình thì khách hàng chính là người “đánh giá” điều đó.
Ngoài ra, yếu tố chân thành được thể hiện trong câu từ, hình ảnh, content, cách mình tư vấn khách hàng.
Bài 3: khoảng cách giữa “spam” và không spam là cực kỳ mong manh.
Đôi khi việc chấp nhận mình là người “spam” trong mắt khách hàng là điều bạn nên làm.
Khách hàng thấy “khó chịu” nói bạn spam
Cộng đồng thấy khó chịu nói bạn spam
Người khác thấy khó chịu nói bạn spam
Đôi khi là do bạn tham, làm quá mức và cách truyền tải thông tin bị sai khiến khách hàng hiểu nhầm. Nhưng đôi khi, việc chứng minh với khách hàng. Mang đến cho khách hàng một trải nghiệm “wow” và ngoài sự mong đợi.
Khiến cho bất kỳ khách hàng nào cũng hài lòng khi nhận được thông tin của bạn.
⁃ Họ nhận được email
⁃ Họ nhận được một lời chúc
⁃ Họ nhận được một tin nhắn (messenger)
⁃ Họ nhận được một lời mời kết bạn
⁃ Họ nhận được một sms
⁃ …
Mình luôn hướng đến việc mang đến giá trị đến khách hàng, khi đã có nhận diện hay thương hiệu cá nhân.
Việc bạn “spam” với khách đôi khi chỉ là những lúc “vã” quá mà thôi.
Khách hàng họ sẽ biết điều đó, họ hiểu & luôn ủng hộ bạn.
Vì trước đó bạn mang đến giá trị, chia sẻ đến họ một điều gì đó. Hay thậm chí khách hàng muốn được theo dõi các thông tin từ bạn.
ĐÚNG – ĐỦ – ĐỀU
Bài 4: Người thật – làm thật – bán thật
Chúng ta không thể nào “lừa dối” được khách hàng đâu. Đây là việc mình chẳng bao giờ làm, và nói thật như vậy.
Trên môi trường online, hay khi việc áp dụng MKT 0 đồng, build nền tảng để bán hàng hay kinh doanh. Thì thương hiệu công ty, hay thương hiệu cá nhân là điều cực kỳ quan trọng.
Mình không rõ là bạn có “tư duy” hay góc nhìn về việc này như thế nào. Nhưng riêng mình thì: Đã làm thì thông tin cá nhân là của mình, mọi việc xuất hiện trên môi trường online cũng đều là thật.
Khi chạy quảng cáo, khi viết content, khi mô tả sản phẩm, khi tư vấn khách hàng cũng với tâm thế làm đúng, chuẩn với những gì mình đang có.
Về bản chất, kinh doanh online là việc tạo dựng niềm tin.
Ai tạo được niềm tin với nhiều khách hàng hơn, người đó kinh doanh sẽ tốt hơn.
Bài 5: Tập trung vào PHỤNG SỰ
Chắc hẳn bạn đã từng nghe về Trung Nguyên và chiến lược PHỤNG SỰ cộng đồng mà Đặng Lê Nguyên Vũ làm.
Trong bài này, mình chỉ muốn chia sẻ một chút về góc nhìn. Việc kinh doanh giống như việc trao đổi win – win vậy. Chúng ta có giải pháp, sản phẩm =>> sau đó giúp đơ khách hàng, giải quyết một vấn đề mà thị trường hay khách hàng đang gặp phải => từ đó chúng ta có doanh thu =>> kinh doanh có lãi.
Ngày nay, khách hàng trở nên “thông minh” hơn. Họ có nhiều sự lựa chọn, nếu họ không mua hàng ở chỗ bạn. Họ hoàn toàn có thể mua hàng ở nơi khác có nhiều thứ tốt hơn bạn: sản phẩm, giá cả, sự hỗ trợ, dịch vụ, tính nhanh chóng hay quy trình bán hàng nhanh chóng.
Trong bài này, mình muốn tập trung vào keyword TẠO RA GIÁ TRỊ LỚN cho khách hàng. Đôi khi, chúng ta không chỉ bán một sản phẩm abc nào đó mà chúng ta còn cho khách hàng những lời khuyên tận tình, những bài học quý giá hay tư vấn & giúp đỡ khách hàng sử dụng một sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của họ.
– Tăng trải nghiệm =>> tăng tỉ lệ chuyển đổi
– Tạo ra giá trị lớn =>> khách hàng wow
– Tập trung vào PHỤNG SỰ =>> khách hàng sẽ trung thành
=>> sẽ có nhiều khách hàng hơn =>> cộng đồng ủng hộ nhiều hơn.
Anh/Em nào đã, đang và sẽ áp dụng chiến lược này vào trong mô hình kinh doanh hay sản phẩm của mình nào?
Bài 6: Định vị chuyên gia
Có thể anh/em không còn quá xa lạ với keyword này, nhưng trong bài học này mình muốn nhấn mạnh lại một điều là?
– Khách hàng muốn được mua sản phẩm của một người HIỂU RẤT RÕ SẢN PHẨM
– Khách hàng muốn được cho họ một lời khuyên – sự tư vấn đủ thuyết phục
– Khách hàng muốn được A++ so với họ chỉ mua một sản phẩm nào đó
– Khách hàng muốn được sự hỗ trợ của một người chuyên gia trong sản phẩm – dịch vụ mà họ mua
– Khách hàng có lòng tin với chuyên gia hơn =>> họ dễ dàng liên hệ, thanh toán =>> không hề nghĩ ngợi gì
Ví dụ: Một anh khách hàng A, đang muốn tư vấn để “lên đồ” cho chiếc xe máy của mình. Anh chàng này rất sợ “bị lừa” và thực ra anh ấy bị một vài lần cho những con xe trước rồi (toàn đồ dỏm & xài không được bao lâu cả).
Anh tình cờ lướt Youtube và xem được nội dung chia sẻ một anh làm bên mảng này (đồ chơi xe máy). Thế là anh này xem say sưa, tìm hiểu thêm thông tin về đồ chơi xe máy, xem thêm các video khác =>> tìm ra Facebook anh ấy và liên hệ để được tư vấn mua hàng.
Từ đó, anh được tư vấn tận tình =>> có cho mình các đồ chơi xe phù hợp với dòng xe, phân khúc giá =>> anh ấy hài lòng & làm bạn luôn với anh cửa hàng đồ chơi xe.
Từ đó cứ mỗi lần muốn “lên đồ chơi” là anh chàng này lại chạy qua đó, có bạn bè muốn lên đồ gì anh này cũng dẫn qua cửa hàng đồ chơi xe kia.
Tự hỏi bản thân, anh/em kinh doanh có đang ĐỊNH VỊ CHUYÊN GIA về mảng, sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp – hỗ trợ chưa?
Bài 7: Dám thay đổi – lột xác
Hôm rồi, cách đây cũng 2 tháng. Nếu không nhầm là giai đoạn trước khi bị “cách ly” các quán cà phê vẫn còn được mở cửa. Mình có gặp một anh khách hàng làm bên mảng THI CÔNG – THIẾT KẾ NHÀ PHỐ.
Anh hẹn gặp mình và chia sẻ những điều anh đang gặp khó khăn. Tất nhiên =>> quá trình mình xây dựng thương hiệu đã kết nối với mình và anh ấy, ngoài ra còn đã giao lưu đá bóng vài lần. kaka
Mình có tư vấn về việc anh ấy nên áp dụng những cách thức đơn giản, nhưng sẽ giúp ích anh ấy rất nhiều trong việc GIA TĂNG ĐƠN HÀNG & THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN trên Internet.
Bằng việc, chỉ cần SHOW ra những thông tin, công việc =>> nói cho khách hàng biết là mình đang cung cấp, sản phẩm hay dịch vụ này.
– Nhưng anh ấy chưa làm bao giờ
– Chưa có kỹ năng “sống ảo”
– Chưa có thói quen quay video
– …
=>> RÀO CẢN
Nhưng sau đó một thời gian thì mình không thấy anh ấy làm, cũng có thể là do điều mình chia sẻ chưa đủ thuyết phục hoặc anh ấy chưa hiểu. Đối với mảng này, mình tin chắc rằng nếu ĐỊNH VỊ CHUYÊN GIA & cho những ai biết, thấy anh ấy đang làm bên mảng này thì ĐƠN HÀNG thì vào ầm ầm mà chẳng cần MARKETING – QUẢNG CÁO hay tốn chi phí gì quá nhiều.
Đôi khi, kết quả nó chí đến từ việc dám thay đổi một cách làm cũ, làm những điều mình chưa làm bao giờ (tất nhiên sẽ tốt nhiều hơn).
Bài 8: Những sai lầm nên tránh
Những sai lầm thường thấy khi làm Marketing 0 đồng. Không quá quan trọng, nhưng biết để tránh.
– Đỡ mất thời gian
– Đỡ mất “trust”
– Đỡ mất khách hàng, …
Các sai lầm thường thấy, kể cả mình trước đây cũng đã mắc những sai lầm này.
– Tham làm nhiều, làm nhanh (nếu muốn mọi thứ bền vững, lâu dài thì hãy kiên nhẫn)
– Spam vô tội vạ: thay vì cứ cắm đầu làm với số lượng nhiều nhất có thể hãy từ từ: Đúng – đủ – đều
– Nghĩ rằng làm MKT 0 đồng không hiệu quả và đó chỉ là cách thức dành cho “dân spam”
– Nghĩ rằng không cần phải xây dựng thương hiệu: hãy đọc lại bài trong module số 08
– Không tìm đúng kênh tiềm năng phù hợp: trong module tiếp theo mình sẽ chia sẻ
– Không kiên trì, bỏ cuộc sớm & lười thay đổi
– Chấp nhận sự khó khăn ban đầu và dần tốt hơn mỗi ngày…
– …
Hay cả trong việc mình giúp đỡ anh/em trong bài viết này. Với xuất phát điểm từ sự đam mê & mong muốn giúp anh/em được một điều gì đó.
Theo FB Phan Anh Toàn