Bạn đã từng sử dụng Instagram như một social bình thường khác, tương tác với bạn bè như trò tiêu khiển hay sử dụng nó để kinh doanh, xây dựng thương hiệu,…? 4 quy trình marketing trên instagram sau đây sẽ giúp bạn xây dựng chiến dịch dễ dàng.
Instagram với hơn 40 tỷ hình ảnh được chia sẻ và 400 triệu người dùng mỗi tháng, tạo ra trung bình 80 triệu hình ảnh mỗi ngày. Được thiết kế trên nền tảng di động cùng với sức mạnh chia sẻ từ mạng xã hội qua việc chia sẻ những hình ảnh đã tạo nên một cộng đồng người sử dụng trên toàn thế giới.
Khi mọi người tham gia một cộng đồng trên Instagram thì các thương hiệu sẽ có cơ hội để thu hút fans của họ: Các bài đăng trên Instagram có tỷ lệ tương tác của mỗi người theo dõi là 4.21%, nhiều hơn 58 lần so với Facebook và nhiều hơn 120 lần so với Twitter. Điều đó cho thấy bạn cần phải xây dựng chiến lược marketing trên Instagram nếu muốn phát triển thương hiệu của bạn trên nền tảng này.
Những tính năng được đề cập đến trong bài viết này bao gồm:
Social media engagement suite
Audience targeting
Publishing calendar
Instagram management
Instagram analytics
Mục lục bài viết
1. Xác định mục tiêu Marketing trên Instagram
Instagram tập trung vào việc chia sẻ thông qua thị giác và cung cấp một nền tảng độc đáo để giới thiệu văn hóa và con gười của bạn, ngoài ra còn có sản phẩm và dịch vụ của bạn. Tính di động của ứng dụng giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được những khoảnh khắc, tạo cho những người theo dõi cơ hội để tương tác với thương hiệu của bạn theo cách thoải mái hơn và tức thời hơn các mạng xã hội khác. Tùy thuộc vào ngành, thương hiệu và các chỉ số hoạt động chính của bạn thì khi xây dựng quy trình marketing trên Instagram, bạn có thể nhắm một vài mục tiêu như sau:
- Gia tăng nhận thức về thương hiệu.
- Chứng minh văn hóa công ty.
- Giới thiệu đội của bạn và tuyển dụng những tài năng mới.
- Gia tăng sự cam kết và lòng trung thành của khách hàng.
- Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ.
- Tăng cường và bổ sung kinh nghiệm sự kiện.
- Khuyến khích sự gắn kết của người tiêu dùng với thương hiệu của bạn.
- Chia sẻ tin tức của công ty.
- Phát triển cộng đồng của bạn.
- Kết nối những người có ảnh hưởng.
- Tăng doanh số bán hàng thông qua ứng dụng bên thứ 3.
Khi bạn tiếp tục phát triển với việc xây dựng chiến lược marketing trên Instagram của bạn thì những mục tiêu này sẽ hướng dẫn bạn trong việc xác định được cách tiếp cận tốt nhất đối với từng phần của quy trình xây dựng chiến lược marketing trên Instagram.
2. Chiến lược nội dung Marketing trên Instagram
Nội dung là nền tảng Instagram. Rất nhiều doanh nghiệp B2C sử dụng Instagram cho việc giới thiệu sản phẩm của họ, trong khi các công ty B2B thường tập trung vào văn hóa công ty và tuyển dụng đội nhóm, cách tiếp cận đúng sẽ là một trong những cách giới thiệu thương hiệu của bạn tốt nhất. Dựa trên đối tượng mục tiêu và các mục tiêu của bạn, hãy phát triển một kế hoạch cung cấp nội dung bắt mắt tới cộng đồng của bạn dựa trên cơ sở phù hợp.
2.1 Xây dựng nội dung chủ đề
Xem lại các mục tiêu và xác định khía cạnh nào của thương hiệu sẽ được giới thiệu trong nội dung Instagram của bạn. Các sản phẩm, dịch vụ, thành viên đội nhóm và nền văn hoá, tất cả đều có tiềm năng phong phú về chủ đề theo thời gian trước khi xây dựng quy trình marketing trên instagram. Một khi bạn có một danh sách các chủ đề với nội dung cụ thể, hãy suy nghĩ các chủ đề có thể áp dụng với hình ảnh và video của bạn.
Ví dụ: Các đồ ăn của Dunkin Donuts thường đặt các dịch vụ của họ ở phía trước và trung tâm, bao gồm cả dịch vụ quanh năm và theo mùa vụ bằng cách đính kèm các nội dung bài đăng vào các ngày lễ lớn và sự kiện.
2.2 Xác định các loại nội dung và tỷ lệ
Instagram bắt đầu như một ứng dụng chia sẻ ảnh, nhưng những người dùng sáng tạo đã xuất bản mọi thứ từ video cho đến đồ hoạ và ảnh động. Khi lên kế hoạch cho nội dung của mình, bạn cần cân nhắc trong việc cân bằng các loại nội dung sẽ làm việc tốt nhất với các nguồn lực mà bạn có và mức độ tương tác mà bạn muốn từ người dùng.
Khi xây dựng chiến lược marketing trên Instagram thì bạn cần có các vấn đề chất lượng và dành thời gian để tạo ra các nội dung tốt nhất có thể. Nếu bạn không có đủ nguồn lực, thời gian, kỹ năng hoặc mức độ thoải mái để thực hiện video ở mức độ mà bạn muốn, bạn có thể chọn không xuất bản video hoặc lưu trữ và sử dụng nó cho các chiến dịch và chương trình khuyến mãi đặc biệt.
Instagram còn cung cấp một số ứng dụng bổ sung giúp bạn có thể sáng tạo nhiều hơn với các bài đăng của mình. Bộ ứng dụng Instagram bao gồm Hyperlapse, Layout và Boomerang, cho phép người dùng tạo ra những video, hình ảnh và ảnh GIFs tương ứng. Các ứng dụng bổ sung này cho phép thương hiệu và người tiêu dùng tạo ra nội dung độc đáo trên Instagram mà không cần đến khả năng thiết kế hoặc sản xuất video.
2.3 Đặt lịch linh hoạt cho nội dung
Để thiết lập và duy trì sự hiện diện tích cực trên Instagram, bạn cần xác định tần suất mà bạn sẽ đăng bài. Sau đó, bạn nên phát triển một lịch nội dung xoay quanh các chủ đề của bạn và tích hợp các ngày và chiến dịch chính.
Một số nội dung tốt nhất cho Instagram sẽ xảy ra tự phát, đặc biệt nếu mục tiêu của bạn là làm nổi bật văn hóa công ty hoặc các sự kiện. Bằng cách chuẩn bị nội dung và thiết lập một lịch trình tổng thể từ trước, bạn có thể linh hoạt để tận dụng các cơ hội khi chúng xảy ra.
=> Mọi người cần tư vấn về thiết kế Website, thiết kế Landing Page, Thiết kế hình ảnh, chăm sóc Fanpage, Marketing Online, SEO, Guest Post, làm Tăng Follow FB, Instagram – TikTok – Tăng view like FB thì liên hệ thông tin Admin !
2.4 Xem xét, lưu trữ nội dung được tạo bởi người dùng
Nếu các thành viên trong cộng đồng Instagram đang chia sẻ nội dung của riêng họ với thương hiệu của bạn, bạn sẽ có quyền truy cập vào một kho chứa nội dung có tiềm năng. Việc lưu giữ nội dung từ người hâm mộ của bạn cho phép bạn thu hút sự tham gia của người dùng và tạo động lực cho những người dùng của bạn chia sẻ những cách sáng tạo riêng của họ qua việc tương tác với các sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty của bạn.
Hãy đảm bảo xem lại tài khoản của người dùng và các bài đăng khác trước khi chia sẻ nội dung của họ để đánh giá liệu có nên gắn thương hiệu của bạn với họ bằng cách chia sẻ hình ảnh của họ hay không. Thực tế thì hãy hỏi người khác, trước khi chia sẻ “nhồi nhét” một hình ảnh.
Ví dụ: Pottery Barn đã thực hiện công việc tuyệt vời nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu bằng cách khuyến khích người dùng Instagram sử dụng thẻ hashtag #mypotterybarn để những hình ảnh của họ được chia sẻ thông qua thương hiệu. Khi chỉnh sửa ảnh của khách hàng, Pottery Barn sử dụng phụ đề để bình luận về bản gốc, thường đưa ra lời khen cho nhiếp ảnh gia và luôn đề cập đến các mặt hàng đồ gốm cụ thể.
Một điều cần lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing trên Instagram là luôn luôn cung cấp sự tin tưởng bằng cách đề cập nguồn gốc của ảnh trong phần chú thích của bạn và cung cấp cho người dùng của bạn thông tin chi tiết về cách làm thế nào để chia sẻ nhiều ảnh hơn về cái mà thương hiệu của bạn có thể có trong tương lai.
Bạn có thể tìm thấy nội dung do người dùng tạo trên Instagram bằng cách theo dõi thẻ hastag gắn với thương hiệu của bạn và địa điểm kinh doanh.
3. Thiết lập phong cách Marketing trên Instagram
Một tiếng nói nhất quán trên phương tiện truyền thông xã hội là chìa khóa để xây dựng thương hiệu của bạn cũng như là chìa khóa trong việc xây dựng chiến lược marketing trên Instagram, và trên một nền tảng hình ảnh như Instagram thì nhu cầu về thẩm mỹ càng được xem xét kỹ càng hơn.
Ngay cả khi một người có trách nhiệm quản lý tài khoản Instagram cho thương hiệu của bạn thì cũng cần thiết lập các nguyên tắc về thành phần của ảnh và video, thẻ hashtag, caption, tag bạn bè,… để đảm bảo rằng nội dung của bạn trên Instagram là một phần của việc trải nghiệm thương hiệu một cách thống nhất cho những người theo dõi bạn.
4. Đẩy mạnh tốc độ tương tác, thiết lập quản lý cộng đồng
Từ việc lưu trữ UGC để khuyến khích đối thoại và xây dựng một cộng đồng, Instagram cung cấp những tiềm năng rất lớn cho sự tham gia của người theo dõi. Nếu bạn tiếp tục xuất bản và bỏ qua tương tác thì bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội để phát triển nội dung bằng cách tương tác với người hâm mộ và tiếp cận người dùng mới.
– Tối ưu hóa liên kết và tiểu sử
Bạn có thể đưa liên kết vào trong phần tiểu sử của Instagram. mục tiêu của bạn là hướng lưu lượng truy cập trở lại trang web hoặc blog của bạn thì hãy đặt liên kết trong profile của bạn và chú thích nó trong từng bài viết bằng cách sử dụng văn bản như “link in profile” trong caption của bạn.
– Theo dõi những tài khoản khác
Bạn muốn lưu giữ nội dung gì thông qua Instagram? Hãy theo dõi những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn. Đó cũng là một phần trong xây dựng chiến lược marketing trên Instagram.[hình]
-Quản lý bình luận, đề cập & tin nhắn trực tiếp
Nếu thương hiệu của bạn nhận được một lượng lớn tương tác trên Instagram, có thể khó đảm bảo rằng không có thông báo nào rơi vào các vết nứt. Có rất nhiều công cụ quản lí Instagram bạn có thể dùng, mình dùng rất nhiều bên, bạn có thể google nó cũng ra nhiều. Một thằng mình thấy cũng khá ok là của sprout luôn.
[hình]
– Theo dõi thẻ hastag & thẻ địa điểm
Một cách khác để biết ai đang nói về thương hiệu của bạn, ngay cả khi họ không đề cập đến bạn bằng việc theo dõi các thẻ hastag thương hiệu. Những thẻ hastag này thường bao gồm tên thương hiệu của bạn và bất kỳ lỗi chính tả phổ biến nào như: tên sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện và các điều khoản liên quan đến tổ chức của bạn.
– Tìm kiếm và khám phá
Bạn có thể xác định những thẻ hastag phổ biến trong lĩnh vực của bạn nhằm theo dõi sự tương tác và sử dụng nó ngay trong các bài đăng của chính bạn.
=> Mọi người cần tư vấn về thiết kế Website, thiết kế Landing Page, Thiết kế hình ảnh, chăm sóc Fanpage, Marketing Online, SEO, Guest Post, làm Tăng Follow FB, Instagram – TikTok – Tăng view like FB thì liên hệ thông tin Admin !
4. Phân tích kết quả
Phân tích Instagram có thể giúp bạn theo dõi tương tác của người dùng, xác định các bài đăng hàng đầu của bạn, khám phá ra những người có ảnh hưởng và nhiều hơn thế nữa.
Khi xem những tin nhắn đã gửi cho bạn, phân tích số lượng bình luận và số lượt thích đã nhận, cũng như tỷ lệ tương tác cho mỗi bài đăng, sẽ cho bạn thấy các loại nội dung hoạt động khác nhau như thế nào. Tỷ lệ tương tác chính là tỷ lệ phần trăm số lượt thích cộng với bình luận trên bài đăng, chia cho số người theo dõi tài khoản tại thời điểm bài đăng được gửi đi.
Việc theo dõi nội dung của bạn hoạt động như thế nào và mức độ gia tăng của những người theo dõi bạn cũng vô cùng quan trọng khi xây dựng chiến lược marketing trên Instagram. Nó cho phép bạn điều chỉnh chiến lược marketing trên Instagram theo thời gian. Điều này cho phép bạn truyền tải nhiều nội dung hơn tới những khán giả của bạn để giúp tối ưu hóa các kế hoạch cho các chiến dịch trong tương lai.
Nguồn: Sưu tầm.
Có thể bạn quan tâm: