Phân tích hoạt động của website mang tầm quan trọng lớn trong thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Các công cụ phân tích website giúp bạn theo dõi, phân tích thói quen, công nghệ của người truy cập, từ đó xây dựng được các chiến dịch tối ưu hóa Website hiệu quả nhất. Nếu không sử dụng những công cụ này, bạn có thể bỏ lỡ những nhìn nhận có giá trị về cách cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.
Hiện nay, các công cụ hỗ trợ phân tích website phổ biến và vô cùng đa dạng. Có cả các công cụ phân tích miễn phí lẫn công cụ phân tích trả phí bạn có thể thoải mái lựa chọn. Dưới dây là một số công cụ phân tích có thể dễ dàng sử dụng miễn phí khi thiết kế website.
1. Google analytics
Google Analytics là một trong những công cụ phân tích web được sử dụng nhiều nhất, hoàn toàn miên phí, với bộ công cụ mạnh mẽ phù hợp với đại đa số web developer. Google analytics cho phép bạn theo dõi traffic source, count, hành vi on-site, clicks, acquisition, conversions,…
Nó giúp doanh nghiệp có thể trả lời các câu hỏi sau:
- Làm sao để tôi thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả?
- Liệu quảng cáo của tôi có hiệu quả không?
- Nội dung trang web của tôi có hấp dẫn không?
- Tại sao người dùng không mua hàng hay ghé thăm website thường xuyên?
- Làm thế nào để cải thiện tương tác với trang web?
Dựa trên các yếu tố
- Sự tăng giảm lượng người truy cập: khách hàng mới hoàn toàn, khách hàng mới và khách hàng cũ ghé thăm website
- Nguồn truy cập,: thống kê khách hàng truy cập website đến từ đâu: ví dụ: search trên google, thấy trên newfeed hay quảng cáo của facebook ….
- Thiết bị truy cập: khách hàng sử dụng thiết bị gì để truy cập vào website
- Thời gian khách hàng truy cập website: thời gian khách hàng bắt đầu truy cập vào website, tức là thời gian khách hàng đó rảnh, thích hợp để phát triển telephone sale chào hàng.
- Thời gian khách hàng ở lại website (tỉ lệ thoát): tức là thời gian khách hàng ở lại 1 trang trên website, nếu tỉ lệ thoát này cao, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh nội dung sao cho thu hút, hữu ích
- Phân tích nhân khẩu: đối tượng khách hàng truy cập vào website là người như thế nào?
- Theo dõi tỉ lệ chuyển đổi khách hàng
2. Google Webmaster Tools (Google Search Consol)
Google Search Console – hay Google Webmaster Tools là một công cụ vô cùng quan trọng đối với các quản trị viên website, là một trong 3 công cụ không thể thiếu khi bạn làm SEO trên Google hoặc quản trị website.
Là bác sĩ của website, giúp người quản trị nhận ra các lỗi website đang gặp phải: Cảnh báo các trang, các chỉ mục dính lỗi, kểm tra phát hiện phần mềm độc hại. Từ đó đưa ra các phương án khắc phục.
- Cho Google biết về trang web của bạn: Gửi sitemap, kiểm tra robots, giúp index các bài mới một cách nhanh nhất : các bot tìm kiếm của Google sẽ lần theo các địa chỉ trong sitemap này và đưa nó vào hệ thống dữ liệu của Google.
- Xác định được các từ khóa và vị trí của chúng trong trang kết quả tìm kiếm google
- Phân tích chi tiết lưu lượng tìm kiếm tự nhiên trên google: số lần nhấp chuột, số lần hiển thị, CTR(Click Through Rate), vị trí…
- Kiểm tra các backlink (các liên kết) tới website của bạn.
- Nhắm mục tiêu đến các quốc gia nhất định.
- Cải thiện trải nghiệm nguời dùng: Đưa ra phương thức cải tiến HTML, tăng tốc cho các thiết bị di động; Xác định các trang, các liên kết bị lỗi (Lỗi 404); Đưa ra các cảnh báo về vấn đề bảo mật Website
3. Google Pagespeed
Google Pagespeed là một module dành cho ứng dụng Apache và NGINX – là hai ứng dụng phổ biến vốn được dùng để sử dụng máy chủ website (webserver), có chức năng tối ưu lại cấu trúc code và phương thức truyền dữ liệu đến trình duyệt nhằm tăng tốc website. Việc sử dụng Google Pagespeed sẽ giúp bạn tăng tốc độ website lên rất đáng kể vì nó được thiết kế nhằm tạo sự thuận lợi giữa trải nghiệm người dùng và tăng tốc website.
Tối ưu hóa tốc độ
Khắc phục Những lỗi ảnh hưởng tới tốc độ load như Javascript, CSS và ảnh
Tối ưu hiệu suất sử dụng
- Tránh sử dụng các trình cắm (plugin) để hiển thị nội dung.
- Cấu hình viewport để hiển thị kích thước màn hình phù hợp.
- Tối ưu kích thước nội dung để hiển thị trên website.
- Tối ưu các nút bấm hoặc liên kết trên website.
Trên đây, chúng ta đã có thể thấy phần nào tầm quan trọng của các công cụ này trong việc quản trị và tối ưu website. Hãy áp dụng những công cụ và dữ liệu tuyệt vời để phát triển thành công hơn nữa trong tương lai.
Nguồn: HuraSoft
Tổng hợp: Lê Gun Digital Marketer