Bài dành cho Smb / Startup ít tiền mà muốn Growth bền bỉ. Đúc kết từ kinh nghiệm phát triển startup con nhà nghèo A1 Digihub và tư vấn cho khoảng trăm DN trong 2 năm qua
Tham khảo thôi chứ ko có mô hình nào đúng hết nhé. Ai cần tư vấn cách làm thì cứ đặt lịch hẹn (có phí nhỏ cho nghiêm túc ha)
Mục lục bài viết
1. Tổng lực
Ai xem bóng đá nhiều nghe sẽ quen quen. Tóm gọn triết lí này trong mấy từ: kiểm soát thế trận, tổ chức tấn công từ nhiều hướng, tất cả đều có thể chốt hạ, tiến thủ nhịp nhàng
Mô hình này cũng khá phù hợp cho các Dn có đặc thù sau
– Cần nhiều “điểm chạm” để ra quyết định. Vd: đào tạo / bđs, khách ko phải nghe Sale là xuống tiền mà cần nhiều chỗ để ngâm cứu tích tụ ham muốn
– Vòng đời KH dài. Vd: đào tạo, khách có thể mua nhiều lần, trong nhiều năm. Như vậy càng tấn công tổng lực thì ko chốt kèo này cũng ra kèo khác
– Sản phẩm dễ thụ hưởng. Vd: học online, mua xong login vô, ko cần người support nhiều. Vì nếu bán sp quá phức tạp (vd phần mềm) thì bán xong khách cũng chưa chắc đã xài dc và như vậy họ sẽ quay lại đòi tiền
2. Lợi ích
Dễ thấy nhất là: ít người mà làm được nhiều việc
– case 1: khi tư vấn cho 1 bên bán thiết bị tưới tự động, mình yêu cầu tất cả nv từ marketing đến sale đến Tech phải biết làm video. Vd Tech khi đi lắp cho khách xong thì livestream hoặc quay clip review lại công trình, pv khách…Marketing thì cầm cái đt trong 30p là review dc chức năng sp…Làm xong đăng lên fan page, website và đi thả thính trên group.
Như vậy các bạn chỉ tốn thêm tầm 4h/ tuần mà có thể làm ra dc rất nhiều content có chất, tạo dc sự hứng thú cho Kh.
– case 2: tại A1digihub các bạn làm chuyên môn đều dành thêm vài h mỗi tuần tham gia chia sẻ trên webinar và các khoá học. Khách của A1 có thêm nhiều giá trị thực tiễn mà các bạn thì vui hơn vì dc chia sẻ (và ngợi khen)
– case 3: khi đi dự các event mình yêu cầu các bạn A1 note lại các chia sẻ và slide để đưa lên các group chuyên ngành. Liên tục. Vì vậy mọi event thì A1 đều “chiếm sóng”
Khó thấy hơn, nhưng làm lâu sẽ rõ ràng
– Mọi ngừoi đều có thể làm marketing và sale. Như vậy thêm Khách thì cũng ko cần thêm quân
– Ko phụ thuộc vào ai. Design, Video, Content , seeding, sale ai cũng có thể làm. Khi người này xìu có người khác làm thay
– Đáp ứng nhu cầu khách đa dạng hơn. Ko phải ai cũng thích bạn A nên bạn B, C sẽ chăm sóc thay. Hoặc có 2 bạn cùng chăm thì tỉ lệ chốt sẽ lên gấp rưỡi
3. Khó khăn
Đầu tiên là nhân sự. Tìm dc 1 team chịu làm theo triết lí đó ko đơn giản. Vì đa số dc dạy làm theo quy trình, scope of works và kpi. Và nhiều bạn cũng ko tin là mình có thể làm dc việc khác (vd livestream, video)
Tiếp theo là Sếp. Nếu giao khoán thì sao nhân sự làm ra việc. Phải xắn tay vào làm gương. Phải chia sẻ, hỗ trợ và tìm ra những nhân tố tốt mà đẩy lên. Phải có niềm tin vào thế hệ trẻ
Vd: tuyển 1 manager vào làm thay thì sướng nhưng đến 70% sẽ tuyển sai, tốn tiền tốn time. Cùng số tiền và time đó bồi dưỡng nhân sự trong cty mà nâng cấp lên thì khả năng thành công là 51%. Tốt hơn hẳn
Cuối cùng là Văn hoá. Một team tổng lực là 1 team có văn hoá rất mạnh. Nói 1 lời là làm. Cuối tuần ping là reply. Cái đó phải làm rất cực và liên tục chứ ko có công thức nào cả. Mọi Kpi và quy trình là vô nghĩa nếu văn hoá kém
4. Xây dựng team như thế nào
– Tuyển đúng người
– Chia sẻ ước mơ và lộ trình phát triển
– Thiết lập quy tắc
– Quyền lợi & trách nhiệm
– Lắng nghe & chia sẻ
Theo FB Lê Anh Tuấn