Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn chung, đó là doanh thu sụt giảm, thu không đủ chi, tiêu lại bằng tiền vốn.
Tuy nhiên, thực tế mà nói, vấn đề doanh nghiệp đau đầu nhất đó chính là nỗi lo mất khách hàng. Về việc đứt gãy liên lạc với khách hàng, đứt gãy chuỗi sản xuất, kênh phân phối, vận chuyển.
Khách hàng sẽ chuyển sang mua của đối thủ cạnh tranh, vì thế mà thu hút và giữ chân khách hàng mùa dịch là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp.
Vậy làm thế nào để thu hút và giữ chân khách hàng mùa dịch này. Hãy cùng Simple page tìm hiểu về bí quyết giúp thu hút và giữ chân khách hàng mùa dịch bằng group Facebook.
Nội dung mà Simplepage muốn đề cập ngày hôm nay đó chính là “Xây dựng cộng đồng thông qua phát triển nhóm trên Facebook”, thông qua ba ý chính:
- Sức mạnh của cộng đồng & Doanh nghiệp vận dụng được sức mạnh này trong việc kinh doanh.
- Khám phá, tìm kiếm cộng đồng cho cá nhân cũng như là doanh nghiệp.
- Bí quyết quản lý nhóm sao cho thành công và hiệu quả.
Mục lục bài viết
1.Sức mạnh của cộng đồng
Thông thường khi nói đến Facebook chúng ta chỉ nghĩ đến việc lập một trang doanh nghiệp (fanpage) mà chúng ta còn quên rằng trên facebook còn có nhóm để giúp chúng ta tạo ra được cộng đồng những người xung quanh sản phẩm dịch vụ của mình.
Từ năm 2017, facebook xác định sứ mệnh của họ là lấy cộng đồng làm trung tâm, mang thế giới lại gần nhau hơn.
Nhóm facebook chính là sân chơi, là điểm hẹn để những người có cùng quan tâm gặp gỡ nhau tại đó. Khác với Fanpage, nơi mà chúng ta sẽ đăng bài, còn khách hàng sẽ thể hiện ý kiến trong phần bình luận. Với nhóm trên facebook, khách hàng sẽ đăng được bài, tương tác thể hiện được ý kiến, chứ không chỉ nói riêng về doanh nghiệp. Nó là yếu tố quan trọng trong trải nghiệm giao tiếp của bất kì người nào.
=> Là người chủ doanh nghiệp, bạn cần nắm bắt được xu hướng này.
Giá trị mà nhóm Facebook mang lại:
– Xây dựng một cộng đồng nhiệt huyết.
– Tạo ra không gian để mọi người kết nối.
– Tương tác và tìm hiểu những điều quan trọng với một cộng đồng.
Đứng góc độ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhóm trên Facebook giúp chúng ta:
– Xây dựng, kết nối với khách hàng, phát triển đại sứ thương hiệu, tạo ra trung tâm để hỗ trợ khách hàng tại đó.
– Nhóm trên Facebook được thiết kế để tăng tương tác, trò chuyện cao, vì thế mà các thành viên trong nhóm đều cảm thấy rằng ý kiến của mình được doanh nghiệp quan tâm, lắng nghe
=> Từ đó gắn kết với thương hiệu của doanh nghiệp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
– Thông qua những cuộc trò chuyện trong nhóm thì doanh nghiệp cũng nắm được răng mình cần phải cải tiến sản phẩm/dịch vụ như nào, phát triển ra sao để phù hợp hơn với khách hàng của mình.
Ngoài ra, việc các thành viên trong nhóm hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của nhau giúp giảm tải việc chăm sóc khách hàng, đồng thời giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với nhau.
Khi nhóm phát triển tốt thì những khách hàng cũ sẽ biến thành đại sứ thương hiệu của chúng ta.
Như bạn có thể thấy hiện nay đã có hàng chục triệu nhóm trên facebook, bao quát mọi hoạt động của cuộc sống như: bất động sản, du lịch, nội trợ, tâm sự, kinh doanh,…
Tổng kết lại, có 3 lợi ích chính mà nhóm Facebook mang lại:
– Kết nối với nhóm người của bạn (mối quan hệ giữa người và người, tác động qua lại với nhau)
– Học hỏi và chia sẻ với người khác
– Tham gia giao tiếp
=> Đây chính là thời điểm rất phù hợp để các doanh nghiệp xây dựng và phát triển các nhóm, bởi hiện nay nhu cầu đi ra ngoài giao lưu, gặp gỡ bạn bè bị hạn chế do dịch bệnh, rất nhiều người đã tìm đến các nhóm, những cộng đồng trên facebook có cùng sở thích đam mê để chia sẻ.
=> Nhóm là nơi mà mọi người tụ họp, nơi họ cảm thấy sự gắn bó, sự kết nối, sự an toàn, sự tin tưởng, sự đóng góp.
Cách khai thác tốt nhóm trên facebook
1.Đối với người tham gia nhóm:
– Nghiên cứu nhóm phù hợp và có ý nghĩa với chúng ta.
– Tìm hiểu và tuân thủ nội quy về nhóm.
– Khi chọn nhóm hãy tìm kiếm những nhóm mà có đối tượng chúng ta hướng tới, và hoạt động tích cực.
– Khi vào nhóm chúng ta hãy trở thành một thành viên hữu ích, xây dựng mối quan hệ, xây dựng uy tín, thể hiện tiếng nói của mình trong nhóm, mang lại giá trị cho các thành viên ở trong cùng nhóm. Tham gia trả lời câu hỏi của các thành viên, tương tác với các bài viết. Đăng bài viết thể hiện kỹ năng, trình độ chuyên môn của bạn.
=> Lâu dần chúng ta sẽ trở thành chuyên gia trong nhóm, có uy tín trong nhóm. Và sau đó mọi người sẽ tò mò chúng ta làm nghề gì, cung cấp sản phẩm dịch vụ gì. Đó chính là thời điểm để bạn giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của mình đến mọi người rất dễ dàng.
Hãy giới thiệu trang các bạn với tần suất vừa đủ trong nhóm.
Mục đích đầu tiên của các bạn khi vào nhóm không phải để bán hàng, mà chúng ta phải xây dựng uy tín,thương hiệu trong nhóm đó trước.
Vậy tôi phải chia sẻ nội dung gì để xây dựng thương hiệu và uy tín?
Hãy chia sẻ những nội dung nói về những trải nghiệm thật, kinh nghiệm, chuyên môn của bạn.
2.Đối với người tạo nhóm:
– Cần xác định xem nhóm có phải là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp mình không? Nhóm có mang lại ý nghĩa hay giá trị cho khách hàng tiềm năng của chúng ta hay không?
– Cần đề ra những quy tắc cho nhóm, mời mọi người tham gia nhóm, và đề ra những nội dung.
– Tăng cường kết nối cảm xúc giữa các đối tượng, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.
Doanh nghiệp vận dụng được sức mạnh này trong việc kinh doanh
Nhóm chính là giải pháp để tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook bên cạnh các giải pháp khác.
– Nếu bạn có trang, thì nhóm phải liên kết với trang của bạn để những người thích trang, theo dõi trang sẽ dễ dàng tìm kiếm nhóm của bạn.
– Tên của nhóm cần ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện được nhiều nhất về nội dung mục tiêu của nhóm.
– Ảnh bìa cũng là chi tiết quan trọng, hãy xem như là ảnh bìa của cuốn sách, tức là phải bắt mắt về thị giác và thể hiện được nội dung của nhóm. Kích thước ảnh bìa phải vừa với kích thước khung hình Facebook (820px x 461px).
Có hai loại nhóm thường thấy: nhóm công khai và nhóm riêng tư.
Vậy thì chọn nhóm nào để phù hợp với doanh nghiệp của bạn?
Hãy để nhóm ở chế độ công khai đối với nhóm đang muốn tìm kiếm khách hàng tiềm năng, hay đang muốn kéo thành viên về.
Còn nhóm để thu thập những phản hồi, những ý kiến trọng tâm, dành cho nhóm khách hàng cụ thể thì các bạn hãy để chế độ riêng tư.
Để biết nhóm bạn tạo ra có phù hợp với doanh nghiệp của bạn không? Hãy trả lời 3 câu hỏi sau:
- Khách hàng của bạn có sở thích chung không? Doanh nghiệp của bạn liên quan thế nào đến các sở thích này không?
- Có vấn đề/ mục đích xã hội nào phù hợp để khách hàng của doanh nghiệp bạn thảo luận không?
- Bạn có muốn tương tác với khách hàng bằng các hoạt động trong cộng đồng không?
Sau khi đã tạo nhóm, chúng ta sẽ tạo nhóm về chủ đề gì để thu hút và giữ chân thành viên được lâu?
Hãy tìm hiểu xem khách hàng của chúng ta có nhu cầu nào thường xuyên. Ví dụ:
- Việc mua quần áo là nhu cầu mang tính thời điểm, nhưng nhu cầu học cách phối đồ là nhu cầu thường xuyên.
- Mua đồ gia dụng là nhu cầu mang tính thời điểm, nhưng học cách nấu các món ăn là nhu cầu thường xuyên.
=> Chúng ta hãy tạo ra một sân chơi để mọi người muốn ghé thăm hàng ngày, có ích, có giá trị với thành viên, không bị chán khi tham gia nhóm của chúng ta.
Gợi ý 4 nhóm chủ đề nhóm phù hợp với doanh nghiệp:
- Nhóm về Tin tức (hóng biến drama)
- Nhóm về mua bán (chợ cư dân)
- Nhóm về tâm sự, giải trí (đảo mèo, tâm sự con sen, GenZ tập viết content)
- Nhóm về kiến thức chuyên ngành.
2.Khám phá cộng đồng:
Làm thế nào để tìm kiếm được nhóm phù hợp với cá nhân hay doanh nghiệp của chúng ta. Ta cần nhớ 3 từ khóa chính:
- Sự tò mò: Bạn quan tâm hoặc muốn kết nối với hình thức cộng đồng nào? Họ sẽ tụ họp ở đâu? Những không gian và địa điểm nào là quan trọng với họ? Họ quan tâm đến điều gì? Bạn quan tâm đến điều gì? Đâu là Điểm chung giữa mối quan tâm của bạn và họ là gì?
- Sự cam kết: Sau khi bạn tìm kiếm được nhóm phù hợp, bạn sẽ tham gia vào nhóm. Ở trong nhóm bạn cần thể hiện sự cam kết. Bạn tìm hiểu những quy tắc, nội quy trong nhóm.
- Sự kết nối: Tương tác với cộng đồng. Bằng việc nắm rõ những quy tắc trong cộng đồng, đọc các bài viết của các thành viên khác trong cộng đồng. Đăng bài chia sẻ về những trải nghiệm của chúng ta. Việc này vừa giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng viết, vừa tạo uy tín trong cộng đồng.
Chất lượng quan trọng hơn số lượng. Hãy tìm những nhóm thực sự chất lượng, để tránh bỏ lỡ những thông tin, cập nhật mới trong nhóm. Đặc biệt, hãy cố gắng xây dựng được lòng tin. mối quan hệ trong nhóm đó. Bằng cách:
- Đặt ra những câu hỏi trong nhóm. Khi mọi người trả lời thì chúng ta cảm ơn.
- Tích cực tương tác với tất cả các bài viết đăng trong nhóm hằng ngày.
Ví dụ: mình là một người chủ một spa về chăm sóc da. Thì khi mình vào một group review về những sản phẩm chăm sóc da. Thì có một câu hỏi như thế này: Em là da hỗn hợp thiên dầu, giờ em đang bị lỗ chân lông to. Thì em nên chọn sản phẩm A hay sp B?
=>Sẽ có hai cách trả lời
Cách trả lời 1: Chào bạn, Mình là chủ một spa chăm sóc da. Mình có 5 năm kinh nghiệm, bên mình có sử dụng các công nghệ mới, tiên tiến nhất từ Hàn Quốc. Bạn hãy inbox mình nhé! Sdt: 03277542xx
Cách trả lời 2: Chào bạn, nếu bạn muốn giải quyết vấn đề lỗ chân lông to, thì bạn phải tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề là gì, bạn sẽ dễ dàng có cách giải quyết hơn. Lỗ chân lông to thường có 4 vấn đề….
=> Cách thứ 2 thể hiện bạn là một người có chuyên môn, hiểu sâu về các vấn đề. Và câu trả lời cũng mang lại giá trị cho người hỏi. Còn cách trả lời 1 là bạn chỉ nói về bản thân bạn. Thì người đặt ra câu hỏi, không nhận được giá trị nào cả. Vì thế chúng ta hãy tích cực tham gia, tương tác với các thành viên bằng cách mang lại những giá trị cho họ, tập trung vào mối quan tâm (nỗi đau) của họ. Để từ đó, họ nhận ra chúng ta có chuyên môn, trình độ về lĩnh vực đó. Thì sau khi chúng ta có những uy tín nhất định thì việc mà họ mua sản phẩm của chúng ta chỉ còn là vấn đề thời gian. Có những người trong nhóm, họ quan sát chúng ta 6 tháng đến 1 năm, nhưng sau đó khi họ trở thành khách hàng thì sẽ là khách hàng lâu dài của chúng ta.
3. Bí quyết quản lý nhóm
Cách tốt nhất để quản lý nhóm là:
- Chọn các cài đặt phù hợp với nhóm của bạn. Tính năng phê duyệt bài dành cho QTV hoặc đối với những người thường xuyên tương tác, đăng bài tích cực thì có thể set cho họ đăng bài mà không cần duyệt. Đặt những câu hỏi để người dùng trả lời trước khi tham gia. Đây cũng là cách để lọc bớt nick ảo.
- Truyền đạt mục đích và văn hóa của nhóm: Sử dụng ảnh bìa, đăng các quy tắc nhóm và nội dung mô tả nhóm, thường xuyên đăng trong nhóm với tần suất và thời gian cố định để tạo cho người dùng thói quen vào trong nhóm của chúng ta, xem có bài đăng gì mới không, hoặc để bài của chúng ta hiện trên newsfeed của họ.
- Chọn các thành viên đầu tiên: Bắt đầu bằng một số người tích cực tương tác, đây là những người sẽ tạo nền móng cho nhóm, cũng như sẽ thêm các nội dung đầu tiên để làm mẫu cho những người khác tham gia.
- Lập đội ngũ quản trị và người kiểm duyệt: Tạo messenger hoặc tạo nhóm bí mật cho quản trị viên/ người kiểm duyệt. Có thể kêu gọi những doanh nghiệp khác, họ bán khác sản phẩm của chúng ta nhưng họ có cùng tệp khách hàng về tạo lập nhóm giúp ta có nguồn lực dồi dào hơn để quản lý nhóm.
- Hiện diện và tham gia để đề ra tinh thần chung: Cho các thành viên thấy tầm quan trọng của việc hoạt động tích cực giống như quản trị viên. Có lịch đăng nội dung, tham gia bình luận và tương tác với bài viết của các thành viên. Khi họ thấy bài đăng của mình có nhiều người like, cmt sẽ là động lực để họ tiếp tục đăng bài, và các thành viên khác cũng sẽ tương tự.
- Khuyến khích đưa ra các cách thức dễ dàng để thành viên tham gia: Thành viên tham gia có thể e ngại khi đăng trong nhóm => hãy tạo điều kiện để mọi người bày tỏ quan điểm bằng cách sử dụng các cuộc thăm dò ý kiến, Facebook live, đặt câu hỏi mở.
- Đo lường kết quả : Sử dụng thông tin chi tiết về nhóm để nắm rõ khi nào các thành viên tham gia tích cực nhất và lên lịch đăng bài tương ứng, xác nhận những thành viên có nhiều đóng góp nhất, cũng như tìm hiểu xem những loại bài viết nào các thành viên ưa thích.
Như vậy là chúng ta đã cùng đi qua các ý chính của bài. Tổng kết lại như sau:
Đầu tiên là khám phá các cộng đồng, thông qua nhóm. Đồng thời chúng ta phát triển các nhóm riêng của doanh nghiệp chúng ta, giúp chúng ta thu hút được khách hàng tiềm năng, tạo ra một trung tâm để hỗ trợ, lắng nghe những ý kiến phản hồi của khách hàng. Đây là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp xây dựng nhóm, đối với những doanh nghiệp nào chưa lập nhóm thì chúng ta hãy lập nhóm đi. Còn doanh nghiệp nào đã có nhóm thì chúng ta hãy đầu tư thêm công sức, thời gian để làm việc đó. Thực ra đối với những kênh làm như thế này sẽ là kênh miễn phí, bạn sẽ có cảm giác là mình làm lúc nào cũng được. Nhưng thực ra với những kênh miễn phí, thì nhóm sẽ là kênh marketing để bạn có được tệp khách hàng, nuôi dưỡng khách hàng lâu dài. Lúc nào chúng ta cũng có một cộng đồng bên doanh nghiệp chúng ta.
Thứ hai, là nhóm là nền tảng tuyệt vời để tương tác, gắn kết với khách hàng tiềm năng. Khi chúng ta giữ khách hàng tiềm năng bên cạnh chúng ta, bất cứ khi nào họ có nhu cầu mua hàng họ sẽ nghĩ đến chúng ta đầu tiên.
Thứ ba quản trị viên trong nhóm giữ vai trò quan trọng, then chốt trong một cộng đồng lớn mạnh.
Có một nguyên tắc bán hàng rất hiệu quả cho doanh nghiệp đó là nguyên tắc 3B. Đó là BẠN – BÀN – BÁN
Chúng ta phải là bạn của khách hàng, chúng ta xác định họ là ai, họ đang có nhu cầu, vấn đề gì, họ giải quyết vấn đề đó ra sao. Chúng ta bàn với họ cách để giải quyết vấn đề đó. Và cuối cùng chúng ta mới bán giải pháp cho họ. Và nhóm chính là nơi tuyệt vời để chúng ta thực hiện nguyên tắc đó.
Trên đây là những chia sẻ của mình về cách để thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng trong mùa dịch. Hy vọng nội dung của bài viết mang lại giá trị cho bạn. Chúc các bạn thành công!
Biên tập: Võ Quang Huy
Chia sẻ bởi Lê Thị Kim Thành, giảng viên do Facebook đào tạo.
Có thể bạn quan tâm:
TỔNG HỢP GROUP CÓ TƯƠNG TÁC CAO